Cách dùng Giảo cổ lam – Thảo dược Tây Nguyên
CÁCH DÙNG GIẢO CỔ LAM VÀ CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Trong bài viết Giảo cổ lam – Phần I, Thảo dược Tây Nguyên đã trình bày về đặc điểm; thành phần; công dụng của Giảo cổ lam (GCL). Trong phần II này chúng tôi xin trình bày về cách dùng Giảo cổ lam và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng.
Cách dùng Giảo cổ lam thông thường:
Sau khi thu hái, người ta chỉ dùng lá của cây GCL để làm dược liệu vì lá là bộ phận có nhiều dược chất nhất. Cách dùng Giảo cổ lam khá đa dạng. Có thể đun nước uống, bào chế thành dược liệu, ngâm rượu hoặc chế biến thành phẩm dạng túi trà.
Liều dùng thông thường:
Nhìn chung, liều dùng giảo cổ lam đối với mỗi người khác nhau. Liều lượng này thường dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên dùng quá 70g Giảo cổ lam.
GCL có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh nhờ cơ chế tăng tiết insulin. Vì vậy, nếu quá lạm dụng loại thảo mộc này có thể dẫn đến trường hợp nguy hiểm. Bị hạ đường huyết đột ngột.
Cách dùng Giảo cổ lam và một số lưu ý
Chất lượng Giảo cổ lam:
Chất lượng của Giảo cổ lam được đánh giá bằng hàm lượng các chất quý trong cây như: Saponin, Ginsenozit, các thành phần khoáng chất, vitamin… Khác với nhân sâm – chỉ sinh trưởng ở vùng thổ nhưỡng phù hợp; chất quý của nhân sâm như Saponin, Gínenozit… được lắng đọng qua thời gian dài sinh trưởng. Vòng sinh trưởng của GCL ngắn ngày hơn rất nhiều, điều kiện sinh trưởng dễ dàng hơn. Do đó không phải cây GCL nào cũng đủ chất lượng. Nhiều cây Giảo cổ lam mọc dại có hàm lượng chất quý không đáng kể.
Để đảm bảo chất lượng Giảo cổ lam, cần chuyên gia nuôi trồng theo một quy trình dinh dưỡng chuyên nghiệp. Đặc biệt đối vợi loại GCL 7 lá và 5 lá.
Cách dùng Giảo cổ lam chính xác:
Cách dùng Giảo cổ lam theo phương pháp dân gian là phơi khô, pha trà uống hằng ngày. Nhưng cách này thực chất chỉ tận dụng được một phần hiệu quả của dược liệu. Trong thời gian hãm trà từ 5 – 10 phút, chỉ lấy được một phần dưỡng chất hòa vào trong nước. Chất quý lắng đọng rất nhiều trong phần còn lại.
Cách dùng Giảo cổ lam tốt hơn là loại trà túi lọc do các công ty đông dược sản xuất. Loại trà này được làm từ bột giảo cổ lam. Trong quá trình sản xuất, họ đã tính toán để chất lượng đồng đều nhất. Dạng bột cũng dễ hòa tan để chất dinh dưỡng thẩm thấu vào trong nước.
Những người dự tính sử dụng Giảo cổ lam để chữa bệnh hoặc có nhu cầu sử dụng Giảo cổ lam liều cao. Nên chọn loại viên Giảo cổ lam bào chế. Với dạng này chất quý trong Giảo cổ lam được chiết xuất hoàn toàn; cô thành dạng hạt nhỏ, chứa trong viên con nhộng. Ưu điểm rõ ràng là hàm lượng cao; chất lượng đồng đều và sử dụng tiện lợi.
Thời gian sử dụng Giảo cổ lam tốt nhất:
Cách dùng Giảo cổ lam chính xác không chỉ là hình thức sử dụng. Mà còn có thời gian sử dụng để cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, loại bỏ tác dụng phụ. Do đó thời điểm sử dụng Giảo cổ lam tốt nhất là buổi sáng từ 7h – 9h. Và buổi chiều từ 13h – 15h.
GCL có tác dụng hạ đường huyết và huyết áp rất tốt. Do đó không nên uống GCL lúc đói, nên uống sau khi ăn. Những người huyết áp thấp nên pha trà GCL với một vài lát gừng.
Không nên sử dụng Giảo cổ lam vào buổi đêm, tối hoặc chiều tối sẽ dễ dàng gây mất ngủ, bồn chồn.
MỘT SỐ LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI DÙNG GIẢO CỔ LAM:
Đối tượng sử dụng:
Những người nên sử dụng:
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu…
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan…
- Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng.
Những người không nên sử dụng:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…
Lưu ý và tác dụng phụ khi sử dụng Giảo cổ lam:
- Không được sử dụng giảo cổ lam quá liều quy định bởi có thể dẫn đến ngộ độc.
- Nếu bạn bị hạ đường huyết, huyết áp thấp thì hãy uống sau khi ăn no. Có thể cho thêm gừng hoặc một ít đường để dễ uống hơn.
- Nếu bạn dùng trà giảo cổ lam để giảm cân, thì phải kết hợp với một chế độ ăn hợp lý mới có tác dụng rõ rệt.
- Tuyệt đối không dùng trà giảo cổ lam đã để qua đêm; trà đã để rất lâu hoặc đun đi đun lại quá nhiều lần. Tốt nhất, bạn nên dùng hết trong ngày. Vì nếu để qua đêm, trà sẽ bị biến chất, không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Sau khi uống trà giảo cổ lam, bạn có thể sẽ có cảm giác nóng người, tăng huyết áp nhẹ, khô miệng, khát nước. Vì vậy, bạn nên uống thêm nước lọc. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại và các triệu chứng trên sẽ tự biến mất.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú; đang dùng những loại thuốc khác; hay dị ứng với các loại thảo mộc khác; mắc phải các căn bệnh nào khác; bị dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, động vật…
Tương tác của GCL với thuốc khác:
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng. Các sản phẩm có thể tương tác với Giảo cổ lam bao gồm:
Các thuốc làm giảm hệ miễn dịch: azathioprine (Imuran®); basiliximab (Simulect®); cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®); daclizumab (Zenapax®); muromonab-CD3 (OKT3®; Orthoclone OKT3®); mycophenolate (CellCept®); tacrolimus (FK506®, Prograf®); sirolimus (Rapamune®); prednisone (Deltasone®, Orasone®); corticosteroid (glucocorticoid)…
GCL tăng hệ thống miễn dịch, do đó có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc làm giảm hệ miễn dịch.
Giảo cổ lam có thể làm chậm máu đông. Dùng giảo cổ lam cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Các thuốc làm chậm đông máu như: (thuốc chống co giật / chống huyết khối): aspirin; clopidogrel (Plavix®); diclofenac (Voltaren®; Cataflam®, các loại khác); ibuprofen (Advil®, Motrin®, các loại khác); naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, các loại khác); dalteparin (Fragmin®); enoxaparin (Lovenox®); heparin, warfarin (Coumadin®)…
Mức độ an toàn của Giảo cổ lam:
GCL có thể an toàn khi uống trong thời gian ngắn (tối đa 4 tháng).
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: giảo cổ lam có thể không an toàn khi uống trong thai kỳ. Một trong những chất hóa học trong giảo cổ lam có liên quan đến việc gây ra các dị tật bẩm sinh. Không nên dùng thảo dược này khi đang cho con bú.
– “Các bệnh tự miễn dịch” như bệnh đa xơ cứng (MS); lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE); viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc các điều kiện sức khỏe khác: giảo cổ lam có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn có tình trạng tự miễn dịch, tốt nhất nên tránh sử dụng giảo cổ lam cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn.
– Rối loạn xuất huyết: giảo cổ lam có thể làm chậm đông máu. Một số chuyên gia quan tâm rằng giảo cổ lam có thể làm cho rối loạn chảy máu tồi tệ hơn.
– Phẫu thuật: giảo cổ lam có thể làm chậm đông máu. Một số chuyên gia lo ngại rằng nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng giảo cổ lam ít nhất 2 tuần trước khi bạn phẫu thuật theo lịch trình.
Một số sản phẩm của Thảo dược Tây Nguyên sử dụng Giảo cổ lam làm dược liệu chính:
– Viên giảo cổ lam Đông Bắc : https://www.thaoduoctaynguyen.com/vien-giao-co-lam/
– Trà giảo cổ lam ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/tra-giao-co-lam/
– Viên An đường ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/vien-an-duong-db/
– Trà An đường ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/tra-an-duong-db/
– Viên giải độc gan ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/vien-giai-doc-gan-db/
– Trà bổ gan giải độc gan ĐB: https://www.thaoduoctaynguyen.com/tra-bo-gan-giai-doc-gan-db/
– Bạn có thể xem lại Giới thiệu về công dụng, thành phần của Giảo cổ lam tại Phần I theo link: https://www.thaoduoctaynguyen.com/giao-co-lam
– Xem thêm Fanpage của công ty tại đây.
– Xem thêm thông tin về dược liệu và sức khỏe đời sống tại đây
– Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây