Ngam chan dung cach
NGÂM CHÂN ĐÚNG CÁCH
Ở bài trước chúng tôi đã nói về “tác dụng của ngâm chân thảo dược“. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về việc ngâm chân đúng cách. Ngâm chân làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trước hết chúng tôi xin đính chính một số quan điểm chưa chính xác về liệu pháp ngâm chân:
Cứ ngâm chân thảo dược là tốt cho sức khỏe:
Căn cứ vào tính chất dược lý của từng loại thảo dược; căn cứ vào sự phối hợp dược liệu của thầy thuốc; mỗi bài thuốc ngâm chân đều có tác dụng và thế mạnh khác nhau.
Việc kết hợp dược liệu đòi hỏi chuyên môn cao. Nếu sử dụng sai dược liệu, có thể làm mất đi công dụng của liệu pháp; thậm chí còn mang tới tác hại cho cơ thể.
Vì thế nếu các bạn tự chuẩn bị thảo dược ngâm chân tại nhà, chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản. Như ngâm chân nước muối hoặc ngâm chân với gừng tươi (một lượng vừa phải).
Can khương (củ gừng) – dược liệu thường thấy trong các bài thuốc ngâm chân
Người huyết áp cao không được ngâm chân thảo dược:
Cách hiểu này không đúng. Ngâm chân đúng cách giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa được huyết áp cao và ngăn ngừa đột quỵ. Người bị bệnh huyết áp nên ngâm chân thường xuyên.
Không được ngâm chân trong trường hợp huyết áp đang cao bất thường. Tuyệt đối không ngâm chân trong trường hợp bệnh đang phát nặng dẫn tới phình mạch máu, vỡ mạch máu.
Những trường hợp điều trị sau phẫu thuật, đang trong liệu trình điều trị phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp khác.
Khi bắt đầu sử dụng liệu pháp ngâm chân, nên canh nhiệt độ nước khoảng 30 độ C. Nếu sau một thời gian không có dấu hiệu bất thường; có thể điều chỉnh tăng nhiệt độ tới tối đa 40 độ C để phát huy tối đa tác dụng của liệu pháp ngâm chân.
Người bị bệnh thấp khớp không được ngâm chân:
Có một vài bài viết trên các trang mạng đề cập tới việc người bị viêm khớp dạng thấp không được ngâm chân nước nóng. Quan điểm này hoàn toàn sai lệch.
Ngâm chân đúng cách giúp giảm đau nhức xương khớp. Là một liệu pháp trị liệu hoặc hỗ trợ trị liệu mà các Thầy thuốc thường dùng nhất. Có rất nhiều bài thuốc ngâm chân giúp giảm đau và phục hồi xương khớp đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt.
Người bị tiểu đường không được ngâm chân:
Người mắc bệnh tiểu đường nặng có cảm giác nóng yếu hơn và khả năng phục hồi thương tổn yếu hơn. Do đó khi áp dụng liệu pháp ngâm chân cần cẩn thận hơn người không mắc bệnh.
Cần đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm chân. Đảm bảo nước không vượt quá 40 độ. Trường hợp bị mun nhọt, lở loét, vết thương hở không nên ngâm chân.
Trong điều kiện bình thường nên ngâm chân thường xuyên để cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.
Ngâm chân đúng cách:
Đồng hồ sinh học một số hoạt động của cơ quan nội thể – Ngam chan dung cach
Thời điểm ngâm chân hợp lý nhất:
Thời điểm ngâm chân hợp lý nhất trong khoảng 21h15 tới 21h30 hằng ngày. Lưu ý ngâm chân sau khi ăn no ít nhất 30 phút.
Thời gian ngâm chân từ 20 – 30 phút. Nếu có thể, nên đi ngủ sau khi ngâm chân.
Từ 21h00 – 23h 00 là thời gian hệ miễn dịch bài độc. Nên ngâm chân trong thời điểm này để hỗ trợ tối đa khả năng bài độc của cơ thể. Trong quá trình ngâm chân cần thả lỏng, thư giãn sâu. Tốt nhất nên nghỉ ngơi, nghe nhạc, không nên sũy nghĩ tới công việc hoặc sử dụng điện thoại.
Chuẩn bị dụng cụ để ngâm chân đúng cách:
Chậu ngâm chân bằng nhựa – Ngam chan dung cach
Nếu có điều kiện, nên trang bị thùng ngâm chân chuyên dụng là tốt nhất. Nếu không, nên trang bị chậu hoặc xô cao, có thể ngâm ngập trên mắt cá chân khoảng 5cm.
Khăn để lau khô chân sau khi ngâm.
Tất (vớ) hoặc đồ giữ ấm chân nếu thời tiết lạnh.
Dùng cụ massage chân nếu có.
Pha chế dược liệu ngâm chân đúng cách:
Chuẩn bị dược liệu:
- Trường hợp sử dụng dược liệu tươi: Tán nhỏ (giã, đập dập, thái nhỏ tùy từng loại), Đun cùng với nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút để lấy hết dưỡng chất trong dược liệu.
- Trường hợp sử dụng bài thuốc đông y theo thang: sắc thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ, lương y hơặc thấy lang.
- Trường hợp sử dụng bài thuốc ngâm chân dạng túi lọc: Ngâm trong nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Tương tự như hãm trà.
Pha chế nước ngâm chân đúng cách:
- Pha dược dịch đã chuẩn bị cùng nước nóng hoặc lạnh. Sao cho độ ấm vừa phải. Trong khoảng từ 35 – 40 độ. Nước ngập quá mắt cá chân khoảng 5 cm.
- Trường hợp phụ nữ đang mang bầu, Giữ mực nước ở dưới mắt cá chân.
- Trường hợp người bị tiểu đường bắt buộc đo bằng nhiệt kế trước khi ngâm để đảm bảo an toàn.
- Trường hợp người bị huyết áp cao sau điều trị, hoặc các bệnh lý khác tương tự cần ngâm ở nhiệt độ khoảng 30 – 33 độ vài ngày. Nếu không có hiện tượng khó chịu mới nên tăng nhiệt độ.
Ngâm chân đúng cách:
- Thả lỏng, thư giãn trong suốt thời gian ngâm chân. Không nên suy nghĩ tới công việc, những chuyện không vui hoặc sử dụng điện thoại.
- Nếu ngâm chân vào mùa lạnh, cần để ý châm thêm nước nóng để giữ nước ở nhiệt độ phù hợp.
- Nếu sử dụng thảo dược ngâm chân dạng túi lọc, vừa ngâm vừa dẫm để thảo được tiếp tục tan trong nước.
- Sau khi ngâm:
- Lau sạch chân với khăn khô. Không nên rửa lại bằng nước trừ trường hợp dược liệu có tính dính cao.
- Nếu trời lạnh cần đi tất (vớ) và giữ ấm chân sau khi ngâm. Tránh để chênh lệch nhiệt độ nhiều gây bệnh cho cơ thể.
- Xoa bóp lòng bàn chân, mu bàn chân, huyệt tam âm giao. Sử dụng dụng cụ massage chân nếu có.
- Nêu đi ngủ sau khi ngâm và massage chân.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
THÔNG TIN KHÁC
Thảo dược Tây Nguyên hiện đang phân phối sản phẩm ngâm chân An Trúc Vương, hiệu quả cao và tiết kiệm. Mời các bạn tham khảo thông tin tại đây.
Liên hệ đặt hàng hoặc tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Theo dõi Fanpage của công ty tại đây.
Xem thêm thông tin các sản phẩm của Thảo Dược Tây Nguyên tại đây